Nhờ biết lắng nghe và phát triển cộng đồng
mạng của mình, ba doanh nhân trẻ đã có được sự đầu tư tài chính tốt nhất
từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.

(Từ trái sang phải) Chris Homer, Oliver Lubin và James Reinhart.
Ba
chàng sinh viên James Reinhart, Chris Homer and Oliver có chung một nỗi
khổ “không mặc hết quần áo”. Căn phòng vốn đã chật chội của họ nay tốn
thêm nhiều diện tích cho đống quần áo dư thừa. Theo ước tính của ba
chàng (Reinhart ở cùng phòng ký túc xá trường đại học Boston với Lubin
nhưng là bạn học của Homer ở trường Quản trị Kinh doanh Harvard), họ chỉ
mặc hết khoảng 25% số quần áo mà họ có.
Mùa
xuân năm 2009, một ý tưởng ra đời. "Chúng tôi đã nghĩ ‘giả thử ta lôi
hết quần áo của mọi người ra khỏi tủ xếp thành một đống “ảo” trên sàn
rồi tái phân phối lại đống quần áo đó căn cứ vào nhu cầu và kích cỡ của
mọi người thì sao nhỉ?” – Lubin kể lại
Nghĩ
là làm, ba chàng trai bắt tay vào xây dựng trang web thredUp. Mục tiêu
hết sức đơn giản: tạo một công đồng trao đổi, mua bán quần áo cũ trực
tuyến.
Tháng
9/2009, trang web khai trương với số vốn trên 70.000 USD huy động từ
gia đình, bạn bè, người thân cùng những khoản tích cóp trước kia của ba
chàng trai. Trong vòng có 3 tháng, trang web đã thu hút tới 10.000 người
đăng ký làm thành viên. Một kết quả không tồi nhưng không đủ để thỏa
mãn tham vọng của các doanh nhân trẻ. Họ tiếp tục tìm kiếm thêm thị
trường.
Không
lâu sau, Reinhart, Lubin, Homer phát hiện ra một mảng thị trường béo bở
cho những sản phẩm quần áo rẻ bèo của mình: các ông bố, bà mẹ trẻ. Theo
số liệu khảo sát của họ thì các ông bố, bà mẹ phải thải tới 1.400 chiếc
quần áo khi con họ lớn lên vì cứ 3-6 tháng là quần áo lại chật và không
còn dùng được nữa. Mặc dù chẳng có chút kinh nghiệm nào về quần áo trẻ
em nhưng những con số đầy hứa hẹn này lập tức hấp dẫn ba chàng trai.
Thế
là vào tháng 4/2010, họ mở thêm dịch vụ trao đổi quần áo trẻ em trên
trang threadUp. Chỉ cần 5 USD là các thành viên có thể mua một thùng
quần áo trẻ em đã qua sử dụng. Họ cũng có thể soạn chỗ quần áo cũ của
con mình mình ra, cho vào thùng, gửi thông tin lên mạng. Khi có thành
viên khác đặt mua, bưu điện sẽ đến lấy và chuyển đi miễn phí. Dịch vụ
mới mở hút khách đến nỗi chỉ vài tháng sau đã đánh bật dịch vụ ban đầu.

Tháng
2/2010, Reinhart kiếm được một khoản đầu tư trị giá 250.000 USD để phát
triển sản phẩm quần áo trẻ em. Sau đó, nhiều khoản đầu tư nữa tiếp tục
đổ vào.
Patricia
Naka, thành viên của Trinity Ventures – Công ty chuyên đầu tư cho những
dự án mạo hiểm – tiết lộ rằng sự thiếu kinh nghiệm về lĩnh vực quần áo
trẻ em của các doanh nhân trẻ này khiến bà hơi lưỡng lự khi được đề nghị
đầu tư một khoản to hơn cho thredUp. Thế nhưng giây phút lưỡng lự ấy
nhanh chóng qua đi. Nakache và Trinity liên tiếp rót một khoản đầu tư
trị giá 1,4 triệu USD (kết thúc vào tháng 7/2010) và một khoản 7 triệu
USD (kết thúc vào tháng 5/2011) cho thredUp.
"Reinhart
và các bạn của cậu ấy rất biết lắng nghe và phát triển cộng đồng mạng
của mình” – Nakache nói. Bà cho biết trang thredUp giờ vừa là nơi để mua
bán vừa là diễn đàn để trao đổi, tán gẫu và các thành viên thường xuyên
quay lại đó để trò chuyện, giao lưu với nhau.
Reinhart
cho biết với số tiền đó, đội ngũ lãnh đạo thredUp lên kế hoạch cải
thiện dịch vụ hiện nay của mình thay vì bon chen vào các thị trường
khác.
"Các
doanh nhân khác thường nghĩ đến việc hướng sang các lĩnh vực tương tự
để làm, nhưng theo chúng tôi cơ hội để trở thành một doanh nghiệp lớn
mạnh tại thị trường quần áo cũ vẫn còn bỏ ngỏ với thredUp. Và đó là điều
chúng tôi sẽ hướng đến” – Reinhart chia sẻ.
(Dịch từ Entrepreneur)
0 nhận xét :
Post a Comment